Đừng bỏ mặc con

  • T2, 11/09/2017 - 11:08
  • admin
Thumbnail

Việc phạm lỗi thật ra đó là câu chuyện muôn thuở của con người, bởi vô nhân thập toàn. Dân gian có nói: “Trong một ông thánh vẫn có một thằng quỷ nho nhỏ và trong thằng quỷ vẫn có một ông thánh nho nhỏ.” Đây quả thực không phải là chuyện nói cho có nhưng sự thật là thế. Làm người, dù ít, dù nhiều thế nào cũng phạm lỗi này, lỗi nọ. Thế nên, việc sửa lỗi là điều không thể tránh khỏi.

DucOngTu1

Col 0 content area

Thánh Thần 2

Col 0 content area

Col 1 content area

          Có lỗi thì dễ, sửa lỗi thì khó, chừa lỗi lại càng khó hơn. Ai cũng ngại nói thẳng sai lầm của người, bởi sợ mất lòng, sợ hiểu lầm, thôi thì im cho qua chuyện. Thế nhưng hôm nay Đức Giêsu đã cho chúng ta bài học về việc sửa lỗi. Lời Ngài dạy bảo rất ư là thâm thúy: “Nếu người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi.” (Mt 18, 15)

 

          Dường như ai trong chúng ta cũng chân nhận việc sửa lỗi khó đến chừng nào. Tuy  nhiên, nếu một tâm hồn thiện chí thật, chắc chắn sẽ thấy lời dạy của Đức Giêsu vô cùng hợp lý. Bởi chả ai trong ta dám đối diện với bất toàn của mình. Nó như một ép phe ngược. Con người ai cũng sợ phải nhìn thấy sự thật trần truồng của bản thân. Cho nên, mỗi người tự xây cho mình một bức tường thành để bảo vệ nó. Tường càng cao, càng kiên cố thì càng khó lắng nghe  nhận xét về bản thân mình.

          Một trong những lý do trên một phần cũng vì thái độ thái quá của tác nhân bên ngoài. Đôi khi con người khắt khe với nhau quá, nhiều lúc lại quá tọc mạch, xâm phạm đến đời tư hay danh dự cá nhân người khác. Cho nên người chân thành góp ý sửa sai thì ít mà kẻ đoán xét thì nhiều, lấy chi nhân loại không sợ bị góp ý.

          Người có tội, bản thân họ đã thật đáng thương, vậy mà chúng ta không thương lại còn dìm họ xuống tận đáy vực thẳm của lòng tự trọng bị tổn thương. Thế nên thay vì giúp người lại đâm ra làm hại. Cho nên, nếu thực sự muốn tốt cho người có lỗi thì chi bằng, có gì thì hãy chân thành nói cho nhau biết, nhẹ nhàng góp ý sửa sai, tránh sự xúc phạm, miệt thị người có lỗi, bởi không ai nhạy cảm hơn họ.

          Tuy nhiên, cũng tồn tại không ít những người cố chấp, chỉ thấy lỗi người mà không thấy tội mình, vậy nên phải cần đến nhiều người giải quyết: “Nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết căn cứ vào lời hai hoặc ba chứng nhân.” (Mt 18, 16)

          Đức Giêsu được mệnh danh là nhà mô phạm tài tình, bởi những việc Ngài làm thật tâm phục khẩu phục. Phương châm của Ngài chính là tình yêu thương và sự tha thứ. Thế nhưng, một khi tình yêu thương bị lạm dụng thì sẽ ra cố chấp. Kẻ cố chấp cũng là kẻ phạm đến Thánh Thần: “Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể nó như một người ngoại hay một người thu thuế.” (Mt 18, 18)

          Sự tế nhị, kín đáo và lòng thành là kim chỉ nam để có thể giúp người có lỗi đón nhận khiếm khuyết bản thân. Nhưng thực tế rõ ràng cho thấy, người có lỗi đã sợ bị sửa sai thế nào, thì kẻ sửa sai càng sợ mất lòng bắng ấy. Cho nên,cả hai phía đều co cụm lại, tự bảo vệ lấy mình bằng những biện minh vô bổ.

 

          Lạy Chúa, thường rất khó để ai đó có thể nhận thấy hết lầm lỡ của mình nếu không có những lời góp ý, sửa sai. Nhưng để sửa sai góp ý được đón nhận là cả một hành trình. Xin giúp con can đảm đối diện với những lời sửa sai góp ý và biết khoan dung vị tha trước những tố cáo bất công của đời. Xin giúp con đừng nên người cố chấp kẻo bị diệt vong. Con có lỡ lầm xin Ngài sửa dạy, đừng bỏ mặc con…

 

M. Hoàng Thị Thùy Trang.