Giải Viết Văn Đường Trường 2018: Bản Tin 10

  • T5, 14/12/2017 - 14:17
  • admin

GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2018

BẢN TIN 10

 

Thưa quý độc giả và quý tác giả,

Một tuần trước khi phát hành bản tin này, Ban Tổ chức Giải Viết Văn Đường Trường lần VI đã tổng kết điểm của 107 bài được vào vòng sơ khảo (trong số 167 bài dự thi). Trong số này, đã chọn ra 64 bài đạt điểm cao để giới thiệu vào vòng chung khảo. Ban Chung khảo bắt đầu vất vả với hơn 430 trang bài.

 

Các bài được chọn thuộc về 37 tác giả sau đây (xếp theo thứ tự ABC):

Agata Nguyễn Thị Kim Tuyến,

Anna Hoàng Thị Huyền,

Anna Huỳnh Thị Ngọc Trân,

Anna Nguyễn Bích Hạt,

Anna Nguyễn Thị Lành,

Antôn Trần Văn Dũng,

Gioakim Nguyễn Quốc Nam,

Gioakim Nguyễn Vũ Hồng Kha,

Gioakim Trần Văn Trung,

Gioan Nguyễn Đức Tín,

Giuse Cao Viết Tuấn,

Giuse Dư Văn Từ,

Giuse Lê Ngọc Thành Vinh,

Giuse Lê Văn Quân,

Mađalêna Đặng Hoàng Hương Giang,

Maria Bùi Thị  Hải Giang,

Maria Đặng Kim Thoa,

Maria Dương Thị Quỳnh,

Maria Lê Thị Lan Vân,

Maria Nguyễn Thị Bá Ninh,

Maria Nguyễn Thị Khánh Liên,

Maria Nguyễn Thị Mai Hương,

Maria Nguyễn Thị Thu Thảo,

Maria Nguyễn Thị Trúc Lư,

Maria Phạm Thị Yến,

Maria Trần Thị Hằng Nga,

Matta Võ Thị Kim Yến,

Phanxicô Lê Quang Thạch,

Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Đồng,

Phaolô Nguyễn Bá Định,

Phaolô Trần Đình Sự,

Phêrô Hà Đăng Hiếu,

Phêrô Phạm Minh Châu,

Tê-rê-sa Lê Thanh Tâm,

Têrêsa Nguyễn Ngọc Minh Thi,

Têrêsa Nguyễn Thị Xuân Trang,

Têrêxa Nguyễn Thị Trông,

 

Ban Tổ chức xin có lời chúc mừng và thân ái mời tất cả các tác giả có bài vào chung khảo tham dự cuộc họp mặt trao giải vào 21-22/9/2018 tại Qui Nhơn (sẽ có thư mời sau). Đồng thời xin mỗi vị vui lòng chuẩn bị một ảnh chân dung mới để khi có bài vào tuyển tập” là có ảnh để nộp ngay cho Ban Tổ chức.

 

Cũng xin nhắc lại, Ban Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn đang chuẩn bị để kịp phát hành số ra mắt tuyển tập Bông Hồng Nhỏ, dành cho Thiếu niên và Nhi đồng, vào Mùa Vọng 2018. Bước đầu, tuyển tập này dự kiến phát hành ba tháng một tập, 32 trang khổ 20cmx28cm. Khoảng 12 trang truyện tranh cho các em 7-9 tuổi, 20 trang văn thơ cho các em 9-15 tuổi. Một cuộc thi sáng tác truyện tranh sẽ được phát động vào tuần tới.

 

Chúng tôi tha thiết kính mời quý tác giả văn thơ và các họa sĩ thích viết vẽ cho thiếu nhi ở khắp nơi cùng hợp tác vào chương trình khiêm tốn này, để cùng góp phần giáo dục và đào tạo lớp trẻ cho Giáo hội. Ngay từ bây giờ, quí vị đã có thể gởi sáng tác cũng như ý kiến đóng góp của mình về email:tapsanbonghongnho@gmail.com

 

Giờ đây trân trọng kính mời mọi người tiếp tục thưởng thức bài đầu trong loạt 10 bài dự thi cuối cùng đã được chọn qua vòng sơ loại. Xin tiếp tục theo dõi những bài khác sẽ lần lượt giới thiệu trên blog Văn Thơ Công Giáo và Mục Đồng trực tuyến (vanthoconggiao.net và tapsanmucdong.net).

Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn phước lành cho tất cả chúng ta.

 

Quy Nhơn, ngày 30-6-2018

Lm. Trăng Thập Tự

Trưởng ban Tổ chức

 

BÀI DỰ THI

Mã số: 18-154

KÍ ỨC

 

  • Tý ơi ra đây mẹ bảo! Hôm nay bố mẹ đi làm mày ở nhà trông em nhé! Xong ra kia chặt mấy đon củi, nấu cơm, mẹ về mà chưa làm xong việc, để em khóc thì mày cứ chuẩn bị nhịn cơm đi… Mẹ nói thì mẹ sẽ làm.

- Vâng con biết rồi ạ! Bố mẹ đi cẩn thận.

Vì có bố tôi ở đó nên bà ta mới xưng bằng mẹ, còn nếu không làm gì có chuyện lịch sự thế này. Lúc sinh tôi, mẹ tôi đã mất rồi, khoảng ba-bốn năm sau bố tôi lấy bà ta, sinh được một đứa con trai. Bà ta cưng con mình lắm lúc nào cũng chiều nó hết mực. Còn tôi... nếu so sánh kĩ ra thì tôi không bằng một con cún bà ta đã mua mấy tháng trước. Bố tôi đi làm suốt và bị che mắt bởi những lời nói ngọt ngào của bà ta nên kệ cho bà ta mắng chửi.

Từ ngày bà ta về đây, ngày nào tôi cũng phải chịu sự áp bức của bà, đôi lúc chỉ vì tôi để thằng con bà khóc mà bà không cho tôi ăn cơm, có lần tôi đã ngất vì đói.

- Chị ơi em ra bờ ao chơi chút nhé!

- Không, nhỡ ngã xuống đó thì sao? Chị không cứu em lên được đâu.

- Chị yên tâm đi, chị chẻ củi ở bên cạnh làm sao em ngã được.

Tôi vẫn lo lắng, nhưng thôi, đằng nào cũng chẻ củi ở gần đó, chắc không sao...

 - Ừ, nhớ cẩn thận nhé, đừng đi lung tung kẻo ma bắt đấy.

Tôi dọa nó vậy, nói xong nó vâng dạ, ra bờ ao chơi. Trung năm nay mới được bốn tuổi, được cái ngoan, dễ bảo, không giống tính mẹ nó chút nào.

Tôi vừa kiếm củi vừa hát những bài thánh ca về Chúa.

 - Chị ơi chị hát tiếp đi, em thích nghe chị hát lắm!

Sắp đến tháng hoa rồi, tháng mừng kính Đức Mẹ, tôi muốn tham gia đội hoa của giáo họ nhưng không dám xin vì tôi biết thể nào bà dì kia cũng cấm cản.

Mười lăm phút sau...

- Trung ơi! Về thôi, chị kiếm củi xong rồi nè… Trung ơi!

Tôi chợt dựng tóc gáy, trời ơi! Trung đâu rồi, tôi mải kiếm củi mà quên mất Trung. Tôi vội vàng để củi xuống đất, đi tìm. Tôi tìm quanh bờ ao, chỗ tôi kiếm củi cũng không thấy, chỉ thấy mỗi đôi dép nổi trên mặt nước. Tôi bắt đầu tự an ủi mình: “Không phải... không phải đâu... chắc chắn không phải nó đã ngã xuống ao”… Nhưng chiếc dép ở giữa ao là thế nào? Tôi oà khóc, chạy về nhà xem nó có về trước không?

 - Trung ơi! Em đang ở đâu? Em đừng trốn chị nữa,  ra đây đi! Đừng làm chị sợ.

 

Cảm giác tuyệt vọng đang bao trùm, sự hối hận dâng trào trong tôi. Nếu lúc đó tôi gọi Trung ra chơi cùng... Nếu lúc đó tôi ngoảnh lại xem nó đang làm gì dù chỉ là một chút thì chắc đã không có chuyện này. Tôi đã tìm nó từ nãy đến bây giờ và có thể nó đã rơi xuống ao thật. Nếu như để bố và bà ta biết thì tôi phải làm sao đây? Không... không thể chờ họ về được, nếu như để bà ta biết, thì bà ta sẽ giết tôi mất. “Chúa ơi con phải làm gì bây giờ?”… Đúng rồi, mình phải đi trốn thôi, mình sẽ rời khỏi nơi này, đi thật xa, đến nơi mà họ không tìm thấy. Tôi gấp gọn quần áo rồi lấy số tiền bố tôi để ở nhà, tất cả là mười triệu, tôi mang đi tám triệu và tự nhủ với mình, đến nơi sẽ đi kiếm việc làm. Tôi bắt đầu ra khỏi nhà, bắt một chiếc xe buýt ra Hà Nội. Ngồi trên xe tôi không ngừng khóc, bàn tay run run lần chuỗi hạt Mân Côi, miệng đọc kinh Kính Mừng liên lỉ, tôi chỉ mong chiếc xe có thể chạy thật nhanh.

Ngồi qua mấy trạm xe buýt, tôi bắt một chiếc xe taxi nữa chạy ra ngoại thành Hà Nội, không may sau đó…

“Kít... rầm...”

- Cháu gì ơi tỉnh lại đi!... Anh ơi mau gọi xe cấp cứu!- Một người phụ nữ gọi tôi.

Tám giờ tối...

Tôi... tôi đang ở đâu thế này! Chuyện gì đã sảy ra với tôi vậy?

- Cháu tỉnh rồi à? Bố mẹ cháu đâu mà để cháu đi một mình? Có nhớ số điện thoại của bố mẹ không để chú gọi bảo bố mẹ đến đón?- Một người đàn ông đứng bên cạnh hỏi tôi.

- Cháu đang ở đâu vậy ạ? Cháu là ai?... Á... cháu đau đầu quá!

- Cháu đừng động vào, để chú đi gọi bác sĩ… Em ở đây trông cháu nhé, anh quay lại liền.

https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gifTôi không nhớ mình là ai? Tại sao lại ở nơi này? Bố mẹ tôi là ai? Hai người vừa rồi là thế nào?  Đầu tôi như muốn nổ tung, người phụ nữ tiến lại gần ngồi cạnh tôi và nói:

- Cháu không nhớ mình là ai sao? Bình tĩnh nhớ kĩ lại xem nào. Sáng hôm nay vợ chồng cô chú từ quê về nhà thấy có tai nạn, cô chú đến thì chiếc xe gây án đã bỏ chạy, còn xe taxi cháu ngồi thì cả hai đều bị thương nặng, chú lái xe đang nằm ở phòng bên cạnh…

Cô ấy còn đang nói thì chú lúc nãy quay lại:

- Bác sĩ tới rồi!

 

Bác sĩ xem lại vết thương, bảo cô y tá chuyển tôi tới phòng chụp chiếu để khám lại. Một tiếng sau, tôi được đưa về phòng, thấy trong người rất mệt nên tôi đã ngủ thiếp đi, chỉ nghe thấy bác sĩ nói với vợ chồng kia: Tôi bị sốc về mặt tinh thần cộng thêm vụ tai nạn nên tôi bị mất trí nhớ, và có thể… mất trí nhớ mãi mãi. Tôi không hiểu vì sao đôi vợ chồng kia lại lo lắng cho tôi như vậy? Trong lúc tôi ngủ họ còn cầu nguyện cho tôi nữa. Sáng hôm sau, tôi thấy mình nằm trong vòng tay ấm áp của người phụ nữ xa lạ, tôi không cảm thấy khó chịu mà ngược lại tôi cảm nhận được tình thương của bà.

- Cháu dậy rồi à? Dậy súc miệng đi, chú có mua cơm sáng cho cháu đấy.

Tôi không muốn làm người phụ nữ đáng tuổi mẹ tôi nằm bên cạnh tỉnh giấc, tôi nhích dần lên và ngồi dựa vào thành giường.

- Chú ơi, chú biết cháu ạ?

Tôi thấy sự bối rối hiện rõ trên khuôn mặt chú.

- Xin lỗi cháu, chú không biết cháu là ai cả.

- Vậy tại sao cô chú lại quan tâm, đối xử tốt với cháu như vậy?

- Vì cháu… rất giống một người mà cô chú quen biết.- Người phụ nữ bên cạnh tỉnh giấc nói nhỏ.

- Cháu giống ai ạ?

Ngồi dậy, người phụ nữ lấy một bức ảnh trong túi áo khoác của mình rồi đưa cho tôi.

- Đây là con gái của cô chú.

Tôi dường như không thể tin nổi vào mắt mình, người trong ảnh và tôi giống nhau như hai giọt nước.

- Đây là con gái của chú, nó đã chết trong một vụ tai nạn xe cách đây ba tháng trước. Nó là một cô gái ngoan hiền, chăm chỉ, nó còn nuôi ước mơ về sau sẽ trở thành một nữ tu đấy, vậy mà…

Chú nghẹn ngào lấy tay lau nước mắt.

- Thật ra cô chú không có con, cô nhận nuôi con bé trong một trại mồ côi tính đến nay cũng khoảng mười ba năm rồi, hình như nó cũng bằng tuổi cháu. Hôm cô chú gặp cháu cũng là hôm cô chú đi thăm mộ nó ở dưới quê về.

- Bây giờ cháu đã nhớ lại được gì chưa?- Người đàn ông hỏi.

- Dạ chưa ạ, mỗi lần nghĩ là đầu cháu lại đau. Cháu không biết bây giờ cháu phải làm gì?

- À… Hôm cháu bị tai nạn chú thấy bên cạnh cháu có một chiếc túi đựng quần áo và bảy triệu đồng, cháu lấy đâu ra nhiều tiền vậy?

Tôi ngạc nhiên… Mình lấy đâu ra nhiều tiền như thế?

- Cháu không biết… nhưng cháu nghĩ không phải do cháu ăn trộm. Trong đầu cháu trống rỗng chẳng còn nhớ chuyện gì.

- Thế lúc cháu khỏe lại cháu định đi đâu?

- Cháu…cháu…- Tôi bắt đầu khóc.

Người phụ nữ không biết đã rơi lệ từ bao giờ.

- Hay là bây giờ cháu về nhà cô chú ở tạm, lúc nào cháu nhớ lại cô chú sẽ đưa cháu về. Cô chú sẽ coi cháu như là con ruột, sẽ cho cháu ăn học và sẽ giúp cháu tìm lại gia đình.

Tôi suy nghĩ một lúc rồi gật đầu đồng ý theo cô  chú về nhà. Hai ngày sau tôi xuất viện…

* * *

- Ngọc ơi! Về thôi con.

- Dạ con ra liền!

Ngọc là cái tên cô chú đặt cho tôi, từ nay tôi sẽ coi cô chú như cha mẹ ruột của mình, những người đã cứu tôi thoát chết trong vụ tai nạn.

- Đây là phòng của con nhé, mẹ sẽ nhờ người dọn dẹp.

- Con cảm ơn mẹ.

 

Về đến nhà cô chú, tôi không nghĩ là căn nhà lại lớn đến thế. Tổng thể ngôi nhà được trang trí rất đẹp, không gây rối mắt. Tôi nhận được sự quan tâm của tất cả mọi người trong gia đình làm tôi cứ ngỡ đây là nhà mình thực sự. Cô chú làm các thủ tục pháp lí và cho tôi đi học. Ngày đầu tiên về nhà mới, tôi nghe có một âm thanh quen thuộc mà tôi nghĩ nó liên quan đến kí ức của mình, đó là tiếng chuông nhà thờ.

 

 Tôi xin phép mẹ đi lễ tối, mẹ đồng ý ngay vì bố mẹ cũng là người Công giáo và hôm nay là tối thứ bảy: Lễ của giới trẻ. Đến nhà thờ, không còn nghi ngờ gì nữa, tôi khẳng định mình là người Công giáo. Tôi biết làm dấu, thuộc các kinh ngày thường, những bài hát phục vụ tôi đều thấy quen thuộc. Trong đầu tôi hiện lên một số hình ảnh lạ, hình ảnh tôi dạy hát ở nhà thờ, hình ảnh tôi sinh hoạt giới trẻ…

- A… Đầu con đau quá mẹ ơi!

- Có phải con nhớ ra được điều gì đó rồi phải không?

- Mẹ ơi con cũng là người Công giáo, con biết các kinh tối sáng ngày thường; sinh hoạt, phục vụ cho thiếu nhi và giới trẻ nhưng… không phải ở nhà thờ này.

Mẹ tôi giật mình hình như nhớ ra điều gì đó.

- Ngọc à, mẹ quên không đưa cho con cái này, lúc con bị tai nan con cứ cầm nó suốt.

Tôi nhận lấy món đồ từ mẹ, và đó là chuỗi hạt Mân Côi. Trong đầu lại hiện ra những hình ảnh mờ mờ ảo ảo: Ngồi dưới chân hang đá đọc kinh Mân Côi kính Đức mẹ, hình ảnh tôi ngồi khóc lần hạt trên xe buýt. Tôi lại thấy đau đầu, cơm đau đầu khiến tôi không nghĩ được gì nữa.

- Chắc con hay lần hạt, đọc kinh Mân Côi kính ĐứcMẹ lắm nhỉ? Khi nào con học xong cấp ba mẹ sẽ cho con tham gia vào ban chia sẻ Tin Mừng, để con được đi nhiều nơi, mang Chúa đến cho nhiều người, và có khi còn tìm thấy bố mẹ ruột của mình nữa.

- Mẹ đừng suy nghĩ nhiều nữa, dù con có tìm thấy cha mẹ ruột hay không thì con vẫn mãi là con của bố mẹ, con cảm ơn mẹ vì đã cứu con vào buổi sáng hôm ấy.

Hai mẹ con dự lễ xong, tôi xin ở lại sinh hoạt giới trẻ đến chín rưỡi tối mới về. Buổi đầu tiên tôi làm quen với mọi người, ai cũng thân thiện, dễ mến. Vậy là từ đó về sau tối thứ bảy hàng tuần tôi đều dự lễ và ở lại sinh hoạt.

Năm năm sau…

- Mẹ ơi, mai con phải đi với các anh chị giới trẻ xuống một giáo xứ cách đây rất xa để làm chương trình từ thiện, ba ngày sau con mới về, mẹ cho con đi nhé!

- Ừ, để mẹ bảo người sắp xếp đồ đạc cho con.

- Mà làm chương trình đó là bác ái tặng gạo cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn à con?- Bố hỏi.

- Dạ vâng, ngoài ra mình có thể tặng sách vở và quần áo cho các em nhỏ ở đó nữa ạ.

- Ừ, con đi cẩn thận nhé! Chúa luôn phù hộ cho con.

- Con cám ơn bố!

Đã năm năm trôi qua, tôi cũng đã trưởng thành, một cô gái hai mươi tuổi bước vào đời với nhiều kinh nghiệm sống. Làm công tác từ thiện không phải lần đầu tiên, tôi đã đi rất nhiều nơi, quen biết nhiều người  và nhờ ơn Chúa tôi có thể hoàn thành tốt công việc mọi người giao phó. Chuyến đi này là lần thứ mười lăm, tôi nghe nói ở đây có nhiều giáo dân nghèo lắm, có khi các em nhỏ phải nghỉ học ở nhà để giúp gia đình.

- Ngọc ơi, chuyển đồ xuống thôi.

- Vâng ạ!

Trời! Cảm giác gì thế này?... Tôi có cảm giác thân quen khi vừa đặt chân đến nơi này, cảm giác hoàn toàn khác với các lần đi trước. Mới đầu khi nhắc đến tên giáo xứ tôi đã cảm thấy rất quen, tôi xin phép anh chị cho tôi đi dạo quanh nhà thờ một chút; ngôi nhà thờ mà tôi hay mơ thấy hằng đêm đó chính là ngôi thánh đường này.

- Xuân! Là con phải không?- Cha chính gọi tôi- Con đi đâu suốt năm năm trời, ở nhà bố mẹ con và cộng đoàn giáo xứ tìm con khắp nơi.

Tôi không hiểu lời cha nói.

- Cha… cha biết con ạ? Chắc cha nhận nhầm người rồi. Con là Ngọc đi cùng các anh chị  giới trẻ Hà Nội đi đến đây từ thiện mà.

- Không… không thể sai được! Con nói con là giới trẻ Hà Nội vậy sao con có chuỗi hạt Mân Côi đó. Chuỗi hạt Mân Côi này chỉ có cha mới có, năm năm trước chính cha đã tặng con nhân dịp con thi đỗ “nhân tài mùa chay” mà.

Đầu tôi lại đau, tôi xin phép cha rồi chạy thật nhanh đến nơi phát gạo. Ai nhìn thấy tôi cũng ngạc nhiên rồi hỏi:

- Cháu à! Cháu là Xuân con bác Thành phải không?

- Đúng rồi! Cháu đi đâu mà giờ này mới về vậy? Ai cũng lo cho cháu lắm.

- Xuân ơi, cháu về nhà đi, bố cháu vì đau buồn quá nên ngã bệnh rồi.

Họ hỏi tôi dồn dập, đầu tôi càng đau hơn.

- Cháu… cháu không biết mọi người đang nói gì. Chắc mọi người nhận nhầm người rồi, cháu là Ngọc thành viên trong ban giới trẻ Hà Nội, không phải là Xuân đâu.

- Chị Xuân, đúng là chị rồi! Em Trung đây… Em trai của chị đây mà.

Thấy một đứa trẻ học lớp năm, tiến tới ôm tôi, khóc nức nở còn nói những lời này, theo phản xạ tôi vội đẩy nó ra.

- Em là ai vậy? Chị đâu có biết em… Á, đầu tôi đau quá!

 

Tôi đứng không vững định quay lại chạy thật nhanh nhưng vừa quay lại thì không may đụng trúng cái cột, tôi ngất đi. Trong cơn mê man, tôi thấy các hình ảnh hiện ra một cách rõ ràng theo trình tự. Tôi thấy mình sống trong một ngôi nhà cấp bốn, có một người phụ nữ luôn quát mắng, đánh đập tôi, nhớ mấy lần tôi ngất đi vì đói… Tất cả đều đã ùa về, tôi hoàn toàn nhớ lại. Lúc tỉnh dậy tôi vô thức la lên một tiếng “Không”, mọi người xung quanh đều giật mình, đến gần hỏi thăm. Ở đây gồm có cha chính, các anh chị giới trẻ, Trung và một người đàn ông ngoài năm mươi tuổi vừa tới.

- Xuân ơi, là bố đây, con không nhận ra bố sao? Bố biết là con giận bố nhưng đã năm năm rồi mà, chẳng nhẽ con không thể tha lỗi cho bố được à? Từ lúc con đi, hôm nào bố cũng đi tìm con nhưng vì gia đình mình nghèo không để đi hết các nơi tìm con được nên bố đã nhờ bà con ai biết thì báo về.

Tôi hiểu tất cả những gì ông nói, tôi với ông đều rươm rướm nước mắt.

- Bố ơi con nhớ lại, con đã nhớ lại hết rồi… Bố ơi!

Tôi vừa nói vừa chạy ra ôm bố. Đã năm năm rồi, năm năm thiếu vắng đôi bàn tay chai sạn, năm năm thiếu bóng dáng của một người đàn ông cần cù, hiền đức… Mọi người thấy cảnh tượng trước mắt đều xúc động. Đợi tôi bình tĩnh lại ông mới hỏi:

- Trong suốt thời gian qua, con đã sống thế nào?

Tôi kể đầu đuôi sự việc cho ông nghe, tôi đã bỏ trốn, mất trí nhớ và đang có một gia đình hạnh phúc như thế nào. Ông nghe tôi nói gật đầu:

- Vậy là tốt rồi, bố xin lỗi vì đã để con phải chịu khổ. Từ hôm con đi ngày nào bà ta cũng chửi bới, đi ngoại tình. Bố quyết định ly hôn, nhận quyền nuôi Trung và đi tìm con. Mong con tha lỗi cho bố.

- Không sao ạ, mọi chuyện đều đã qua hết rồi. Con cũng xin lỗi bố vì đã tự ý lấy trộm tiền và ra khỏi nhà. Con hỏi bố vấn đề này có được không? Có phải lúc sinh con, con còn một chị gái sinh đôi nữa không?

Tôi thấy bố giật mình, cúi đầu nói:

- Đúng vậy, sao con lại biết? Lúc đó mẹ con sinh khó nên mẹ con dặn là nuôi con còn gửi chị con vào cô nhi viện.

- Bố ơi con biết mộ chị con ở đâu đấy.

Bố tôi bật khóc.

- Chị con đã chết rồi sao? Lỗi là do bố nếu ngày đó bố cố gắng làm việc thì gia đình mình sẽ không gặp khó khăn để bây giờ phải gặp tình huống trớ trêu như thế này.

 

Sau đó bố con tôi đã ngồi tâm sự với nhau suốt đêm , đến bây giờ tôi mới biết hóa ra lúc đó Trung đi tìm bố và cùng bố trở về nhà. Bàn bạc xong, bố với tôi đã quyết định đi thăm mộ chị và liên lạc với bố mẹ đang ở Hà Nội.

 

Bố mẹ nuôi nói vẫn sẽ coi tôi như con ruột mà cho ăn học, còn nói sẽ hỗ trợ Trung học hành, tôi không biết lấy gì để đáp đền ân tình đó. Tôi phải cảm tạ Chúa và Đức Mẹ vì đã luôn ở bên tôi lúc tôi gặp khó khăn, cho tôi biết được sự có mặt của chị gái trên đời này và nhất là gặp được bố mẹ nuôi, người đã cưu mang tôi và chị gái…

 

The website encountered an unexpected error. Please try again later.
Error: Call to undefined method stdClass::getPathname() in _system_rebuild_module_data() (line 1042 of core/modules/system/system.module).