Từ Cartagena, ĐGH Phanxicô tố cáo nạn buôn người

  • T2, 11/09/2017 - 12:39
  • admin

Cartagena đã cháo đón Đức Thánh Cha Phanxiô với vòng tay mở rộng. Đức Thánh Cha Phanxicô dừng chân đầu tiên ở khu phố San Francisco lân cận, được biết đến như là một vành đai lịch sử nghèo nàn của thành phố.
 
Ở đó, ngài đã ban phép lành cho những viên đá đầu tiên của hai ngôi nhà mà không có mái thuộc tổ chức Talitha Kum và Misión María Revive. Sau đó, ông lên chiếc popemobile đến thăm Lorenza, một phụ nữ 77 tuổi, bà đã trao tặng hơn 100 món ăn hàng ngày cho trẻ em nghèo trong khu vực.
 
Tuy nhiên, cuộc hành trình vô tình gặp sự cố, Đức Thánh Cha Phanxicô đã va mặt vào kính xe trong khi ngài chào đón hàng ngàn người nhiệt tình đi theo ngài.
 
Mặc dù vết thương không nặng, nhưng để lại vết sưng, và đó là cách mà Đức Thánh Cha đã xuất hiện tại nhà bà Lorenza.
 
Sau đó, trước nhà thờ Thánh Peter Claver, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nguyện kinh Truyền Tin với hàng trăm người. Ký ức về nhà bảo vệ dòng người Tên Tây Ban Nha về quyền của người nô lệ đã đem lại ánh sáng, một lần nữa, chủ đề nạn buôn người. Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng đây là “một tai họa” mà ngày nay vẫn tiếp tục.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Đến tận hôm nay, ở Colombia và trên thế giới, hàng triệu người vẫn được buôn bán dưới hình thức nô lệ, hoặc van xin một chút lòng nhân, một khoảnh khắc yêu thương, họ lên tàu hoặc lên đường vì họ đã mất mọi thứ, bắt đầu bằng phẩm giá và quyền lợi của chính mình.”
 
Từ Cartagena, Đức Thánh Cha cũng nhắn gửi tất cả các quốc gia châu Mỹ Latinh, đặc biệt là nước láng giềng Venezuela.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô:
“Anh chị em yêu quý, từ nơi này, tôi muốn khẳng định với các bạn về lời cầu nguyện của tôi cho mỗi quốc gia châu Mỹ Latinh, nhất là nước láng giềng Venezuela, tôi bày tỏ sự gần gũi của tôi với mọi người con của quốc gia yêu dấu đó, cũng như những người đã tìm thấy nơi trú ẩn trên vùng đất Colombia này.”
 
Sau đó, Đức Giáo hoàng Francis vào đền thờ và lặng thinh cầu nguyện trong giây lát, trước khi các thánh tích của vị thánh dòng Tên được gọi là “nô lệ của những nô lệ,” Thánh Peter Claver.
 
Jos. Tú Nạc, Nguyễn Minh Sơn